Performance Marketing năm 2021: Tất cả những điều bạn cần biết!!! - LevelUp

Performance Marketing là một chiến lược quảng cáo trực tuyến đang tạo được dấu ấn lớn trong thế giới tiếp thị kỹ thuật số. Performance Marketing là một chiến lược thu hút, tiếp cận khách hàng mới, tăng tương tác và chuyển đổi. Để hiểu rõ hơn về Performance Marketing, Performance Agency là gì, mời bạn tham khảo nội dung bên dưới nhé!

1. Lợi ích của “Performance Marketing”

Performance Marketing mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bạn. Nó giúp xây dựng thương hiệu thông qua các đối tác bên thứ ba với đối tượng, ngân sách của riêng họ. Bạn cũng có thể giảm rủi ro, tăng phạm vi tiếp cận thị trường và giảm ngân sách trong khi tăng nhận diện thương hiệu và các luồng doanh thu.

Hơn thế nữa, Performance Marketing hoàn toàn có thể theo dõi, đo lường và minh bạch. Bạn có thể tự thực hiện hoặc nhờ các Performance Agency đo lường, phân tích và xác định nên đầu tư nhiều hơn vào đối tác nào, kênh nào để tạo ra kết quả tốt hơn. Với Performance Marketing, bạn chỉ phải chi trả sau khi một hành động mong muốn diễn ra. Chính vì thế, rủi ro thấp hơn, CPA thường thấp hơn và ROI cao hơn.

2. Những chiến lược “Performance Marketing” phổ biến nhất

Không phải tất cả hoạt động Performance Marketing đều giống nhau. Dưới đây là một số chiến lược Performance Marketing phổ biến nhất được sử dụng hiện nay.

2.1. Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là thuật ngữ truyền thống nhất và được sử dụng phổ biến nhất khi đề cập đến Performance Marketing.

Như đã nêu ở trên, Affiliate Marketing là hình thức liên quan đến bất kỳ loại hình tiếp thị nào được liên kết với nhà quảng cáo và được thanh toán sau khi hành động mong muốn diễn ra. Trong nhiều trường hợp, điều này thường liên quan đến việc hợp tác với các trang Web giảm giá, khách hàng thân thiết, đánh giá và khuyến khích mua hàng.

2.2. Native Advertising
native ads
Native Advertising có xu hướng tuân theo hình thức của trang Web mà nó được đặt.

Đây là một dạng phương tiện trả phí. Nó không thực sự giống quảng cáo, không giống như quảng cáo hiển thị hình ảnh hoặc quảng cáo Banner.

Các loại quảng cáo này có xu hướng tuân theo hình thức và chức năng tự nhiên của trang Web mà nó được đặt. Chẳng hạn như các trang Web tin tức hoặc Social và thường có thể được cung cấp động cho mỗi người dùng xem nội dung.

Các mô hình thanh toán phổ biến nhất cho Native Advertising là CPM (Pay Per Impression) và CPC (Pay Per Click).

2.3. Sponsored Content

Sponsored Content chủ yếu được sử dụng bởi các Influencers và các trang Web nội dung. Các Influencers có thể thuê Performance Agency để được hỗ trợ sáng tạo, quản lý nội dung. Loại Performance Marketing này bao gồm một bài đăng hoặc bài viết chuyên dụng quảng bá thương hiệu, sản phẩm để đổi lấy một số hình thức thưởng.

Đôi khi khoản thưởng sẽ ở dạng sản phẩm miễn phí, trải nghiệm, hoặc khoản thanh toán dựa trên CPA, CPM hoặc CPC.

2.4. Social Media Marketing

Loại Tiếp thị Hiệu suất này là việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để đạt được lưu lượng truy cập hoặc nhận thức về thương hiệu.  Ví dụ bạn giới thiệu nội dung trên Pinterest,  Facebook, Instagram.

Các chỉ số thường được đo lường trong “tiếp thị hiệu suất” dựa trên phương tiện truyền thông xã hội thường tập trung vào mức độ tương tác, lượt thích, lượt nhấp và doanh số bán hàng.

2.5. Search Engine Marketing
seo là 1 phần quan trọng trong performance marketing
SEM có thể được thực hiện thông qua các tùy chọn trả phí hoặc không trả phí.

Tiếp thị công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing) được chia thành hai phần, có thể được thực hiện thông qua các tùy chọn trả phí và / hoặc không phải trả tiền.

Search Engine Marketing có trả tiền là khi nhà quảng cáo trả tiền cho các nhấp chuột vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo.

Tìm kiếm không phải trả tiền sẽ sử dụng các phương pháp không tốn phí như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Bạn sẽ dựa vào thuật toán riêng của công cụ tìm kiếm để xếp hạng cao trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

3. Một số Mẹo triển khai “Performance Marketing” để thành công

Tham khảo ngay một số bí quyết được tổng hợp từ lời khuyên của các chuyên gia Marketing để triển khai Performance Marketing thành công hơn nhé!

3.1. Tập trung vào việc xây dựng Landing Page thật sự chất lượng
ví dụ về performance marketing
Thiết kế Landing Page cần Responsive, chú trọng đến trải nghiệm người dùng.

Một trang đích xấu, kém chất lượng có thể ngăn cản khách truy cập chuyển đổi. Hơn nữa, nó còn có thể khiến các đối tác làm việc với bạn kém hào hứng với việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu cho bạn.

Bạn cần đảm bảo cung cấp cho nhà xuất bản những lời đề nghị hấp dẫn để quảng bá và kiểm tra trang Web của bạn. Họ sẽ giúp bạn xem xét liệu có bất kỳ vấn đề nào mà khách truy cập có thể gặp phải khi họ đến trang đích hay không.

Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra toàn bộ trải nghiệm người dùng, độ tương thích với thiết bị di động khi họ truy cập vào trang Web của bạn. Bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên các liên kết và ưu đãi, cập nhật nội dung liên tục. Doanh nghiệp cũng cần cải thiện bất kỳ trang đích nào hoạt động kém hiệu quả.

3.2. Thử nghiệm A / B và tối ưu hóa KPI thúc đẩy doanh thu.

Kiểm tra và đo lường là điều cần thiết nếu bạn muốn bất kỳ chiến lược tiếp thị nào hoạt động tốt. Với Performance Marketing, bạn nên thử các kỹ thuật và chiến lược khác nhau để tối ưu hóa chuyển đổi và tỷ lệ nhấp, AOV và lưu lượng truy cập. Cụ thể, bạn nên thực hiện thử nghiệm A / B để biết chiến lược nào hiệu quả và nên đầu tư.

3.3. Chọn nguồn lưu lượng truy cập của bạn.

Việc đảm bảo lưu lượng truy cập của bạn đến từ các nguồn và địa điểm có uy tín là vô cùng quan trọng với Performance Marketing. Khi các nguồn kém uy tín đang quảng cáo cho bạn, người tiêu dùng sẽ ngần ngại tin tưởng và có thể không muốn mua hàng của bạn.

3.4. Theo dõi và giám sát càng nhiều càng tốt.
Bạn cần theo dõi và giám sát để đảm bảo hiệu quả chiến dịch Performance Agency.

Cũng giống như thử nghiệm, theo dõi và đo lường lãi, lỗ cũng quan trọng không kém. Việc này giúp bạn tận dụng tối đa các chiến dịch Performance Marketing. Nếu không có sự phân tích công việc và các điều chỉnh để tối ưu hóa nó, chiến dịch của bạn và doanh số bán hàng có thể sẽ không phát triển.

3.5. Tuân thủ các quy tắc

Để thực hiện Performance Marketing thành công, cả thương hiệu và nhà xuất bản cần phải tuân theo các quy tắc. Điều này đảm bảo rằng các chiến dịch và bài đăng của bạn đều phù hợp, hợp pháp và không lo gặp rắc rối về sau.

Hãy thử nghiệm, tìm ra những cách tiếp cận phù hợp với bạn và nỗ lực cho các chiến dịch của mình. Nếu thiếu nguồn lực, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các Performance Agency để thu được những kết quả tốt nhất.

Về Level Up:

Là đơn vị dẫn đầu thị trường về MKT performance tại Việt Nam, chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hoá hiệu quả kinh doanh thông qua việc tối ưu hiệu suất tiếp thị và truyền thông. Chúng tôi đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai phá và phát triển các thị trường nước ngoài như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào, Ấn Độ.